Hoạt động thể chất, thể thao đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Không chỉ mang nhiều ý nghĩa về mặt tăng cường thể chất, thể lực, chơi thể thao con giúp trẻ phát triển tâm lý và kỹ năng xã hội. Một đứa trẻ năng động cũng có nhiều khả năng trở thành một người trưởng thành năng động. Dưới đây là một số tổng hợp về lợi ích của việc tập thể thao, đặc biệt là bộ môn đồng đội như bóng rổ tác động đến tâm lý và năng lực xã hội của trẻ.
Sân bóng rổ – Nơi khơi nguồn cho những tình bạn trẻ
Tham gia lớp tập bóng rổ cho trẻ em mang đến cho trẻ cảm giác thuộc về một tập thể. Ở đây các bé được gặp gỡ và giao lưu và nhiều bạn bè mới. Và cũng có thể, trong quá trình tương tác cùng các bạn, những người đồng đội trên sân bóng sẽ trở thành những chiến hữu tri kỷ của các bé trong suốt cuộc đời.
Không chỉ là trên sân tập, việc cho trẻ tham gia vào một môn thể thao như bóng rổ cũng mang lại cho các em một vòng tròn xã hội lớn hơn ngoài trường học. Các con có cơ hội được giao lưu với những bạn bè khác bên ngoài trong những lần giao hữu bóng giữa các quận, các đội trong trường học. Mặt khác, với tỉ lệ khoảng 1/4 – tức là cứ 4 học sinh thì có 1 em đối mặt với nạn bắt nạt học đường, tham gia một đội thể thao lại càng trở thành một nguồn hỗ trợ xã hội cần thiết, giúp trẻ vững vàng và tự tin hơn trong cuộc sống.
Chơi bóng rổ, các con học được cách tôn trọng luật lệ, nội quy, sống khuôn phép, mẫu mực
Bạn có muốn rèn luyện tính kỷ luật cho con ngay từ khi còn nhỏ không? Đăng ký cho bé tham gia bộ môn thể thao là cách tuyệt vời để trẻ tự hình thành kỹ năng này. Các môn thể thao, trong đó có môn bóng rổ, các luật lệ đặt ra yêu cầu các con phải chấp hành và sẽ bị phạt khi vi phạm. Thông qua đó, các con sẽ dần học được cách tôn trọng luật lệ khi chơi, tạo nền tảng quan trọng để trẻ tiếp thu, tuân thủ và tôn trọng các quy tắc, luật lệ trong cuộc sống sau này.
Hơn nữa, trong quá trình học, các con cũng sẽ thường xuyên tương tác với Huấn Luyện viên và đồng đội. Chính những điều này sẽ trẻ học, rèn luyện kỹ năng lắng nghe, chia sẻ với các thầy cũng như những người đồng đội trong lớp của mình.
Chơi bóng rổ để trẻ học cách kiểm soát cảm xúc
Khi chơi thể thao, đặc biệt là bóng rổ, trẻ sẽ phải trải qua nhiều cảm xúc khác nhau từ vô cùng hào hứng, hạnh phúc, bùng nổ của thành công cho đến thất bại.
Đây là một trong những lợi ích về phát triển tâm lý xã hội mà bóng rổ mang lại. Trải nghiệm những cảm xúc khi chơi thể thao, trẻ sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc của mình để không bị những căng thẳng và tiêu cực làm ảnh hưởng đến kết quả thi đấu. Từ đó, trẻ sẽ có thêm tự tin để sẵn sàng đối mặt với những thách thức bất ngờ trong cuộc sống sau này.
Bên cạnh đó, mỗi huấn luyện viên giỏi luôn hiểu rằng những căng thẳng, cảm xúc tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng khả năng thi đấu như thế nào. Trải nghiệm những cảm xúc khi chơi thể thao và cách kiểm soát những cảm xúc này, trẻ sẽ học được cách xử lí những cảm xúc khác của mình và sẽ có thêm rất nhiều sự tự tin, kinh nghiệm để đối mặt với những thách thức trong cuộc sống sau này.
Tính kiên trì
Để thành công trong một lĩnh vực nào đó, không phải dễ dàng mà có thể làm được trong một sớm một chiều. Bạn cần phải kiên trì và nỗ lực rất nhiều. Và những đứa trẻ cũng vậy, trừ khi con bạn là thiên tài bẩn sinh, trẻ phải chăm chỉ tập luyện và thực sự cố gắng thì mới thành công trong môn thể thao này cũng như trong bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống.
Điều quan trọng là ba mẹ đừng bao giờ cố gắng đặt áp lực lên đôi vai của con trẻ. Đừng bắt con phải trở nên thật hoàn hảo, đừng lấy con ra so sánh với bạn này, bạn kia. Hãy cho con phát huy thế mạnh của mình và dạy con cách cố gắng và nỗ lực để đạt được kết quả mà mình mong muốn. Đây sẽ là bài tập quý giá cho trẻ trong cuộc sống khi trưởng thành.
Làm việc nhóm
“Không có cá nhân nào lớn trong một tập thể.” – “There’s no I in team”
“Tinh thần đồng đội tạo nên những thành tựu lớn lao.” – “Teamwork makes the dream work.”
Đây có lẽ là điều mà bất cứ huấn luyện viên thể thao nào cũng muốn truyền đạt đến học trò của họ. Một tập thể không thể thành công lớn khi mà họ không làm việc cùng nhau cho dù mỗi cá nhân đều xuất sắc. Sự kết nối giữa các thành viên chính là chìa khóa, và học hỏi để trở thành thành viên của một tập thể cũng đồng nghĩa với việc học cách trân trọng hiệu quả làm việc của một tập thể thay vì một cá nhân.
Trở thành một thành viên hữu ích của 1 nhóm, đó là điều con bạn sẽ mang theo suốt cuộc đời sau này, nếu trẻ đã thực hành tốt điều đó trong các môn thể thao.
Giảm bớt ích kỷ
Điều này có liên hệ gần gũi với tinh thần làm việc nhóm, tính đồng đội trong các môn thể thao. Các môn thể thao, đặc biệt là các môn thể thao tập thể như bóng rổ, là một nền tảng tuyệt vời để dạy trẻ nhỏ ít ích kỷ hơn.
Khi chơi bóng rổ, trẻ em cần phải học cách suy nghĩ điều gì là tốt nhất cho cả đội chứ không phải tốt nhất cho bản thân. Cái tôi (Ego) quá lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần đồng đội và hiệu quả làm việc của cả tập thể. Bạn nhìn thấy điều này khá thường xuyên trong bóng rổ. Một cầu thủ có cơ hội chuyền cho đồng đội đang trong tư thế thuận lợi ghi bàn, nhưng thay vì chuyền anh ta lại chọn giải pháp sút để tự mình ghi bàn thắng. Kết quả, anh ta ném ra ngoài và bỏ lỡ cơ hội dành chiến thắng cho đội bóng.
Dạy cho trẻ em hiểu rằng chúng có thể đạt được thành tích cao hơn bằng cách ít ích kỷ hơn, đặt tiêu chí đồng đội lên cao nhất, là một trong những điều tuyệt vời nhất mà một môn thể thao tập thể mang lại.
Và nếu con bạn không thích bóng rổ hoặc không hứng thú với bất kỳ môn thể thao nào, đừng thất vọng ba mẹ nhé. Có rất nhiều hoạt động khác giúp trẻ em có thể phát triển các kỹ năng cần thiết, chẳng hạn như các hoạt động xã hội, các hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các câu lạc bộ, nhóm vận động khác nhau. Bản thân các bậc cha mẹ hãy giữ vai trò quan trọng trong việc ủng hộ, khuyến khích và cùng con tham gia các hoạt động cùng con. Những lợi ích sẽ đến cho cả bạn và con bạn đấy.
Nếu ba mẹ quan tâm đến lớp bóng rổ cho con thì đăng ký tham gia lớp bóng rổ cho trẻ em iKids Danang.
– Ghé thăm Fanpage và kênh Youtube của iKids để thấy được sự uy tín và những hình ảnh của các con trên sân tập:
– Fanpage: https://www.facebook.com/ikidsdanang/
– Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC_zGzyiUC_5lgly2t2kTskg
– Đừng quên Subscribe và kích vào chuông thông báo để theo dõi các con nhiều hơn ba mẹ nhé!
Theo Viện y học ứng dụng Việt Nam